Khi thành lập một thương hiệu thì việc đặt tên vô cùng quan trọng. Mọi nỗ lực bán hàng và truyền thông sẽ trở thành vô ích nếu khách hàng không nhớ nổi tên thương hiệu. Khách hàng sẽ đánh giá thương hiệu như thế nào ?
Cách đặt tên thương hiệu để bán hàng hiệu quả
Sự thật là, đặt tên thương hiệu xuất sắc không phải là điều không tưởng, nếu bạn không kham khảo những quy tắc sau:
1. Bảo hộ được
Tên dù có phù hợp thế nào nhưng không bảo hộ được thì sẽ vô cùng rủi ro. Vì thế, hãy suy nghĩ đến vấn đề này đầu tiên. Trong trường hợp đã trùng rồi, bạn có thể xem xét lấy phương án logo thay thế (tùy nhiên không khuyến khích).
2. Tên miền có sẵn
Ngày nay, người ta hay dùng tên thương hiệu làm domain website luôn. Việc kiểm tra kỹ lưỡng trước khi quyết định có nên lấy tên thương hiệu đó không cũng là những yêu cầu tất yếu.
3. Đơn giản và có thể đọc được
Đừng đòi hỏi khách hàng nhớ tên thương hiệu của bạn nếu tên quá phức tạp và khó đọc. Dù nó hay như thế nào nhưng không đọc được hoặc khó đọc cũng gây nhiều phản cảm với khác hàng khi nghe nó.
Thương hiệu bán hàng có thể là tên nước ngoài (Anh, Pháp, Nhật…) hay tên tiếng Việt thì cách tốt nhất là “viết sao đọc vậy”. Tên có thể dài nhưng dễ đọc, dễ nhớ sẽ hiệu quả hơn tên ngắn nhưng khó nhớ. Ví dụ như một số thương hiệu lớn ai cũng như là Coca Cola, Levi’s, Trung Nguyên, …
Một số gợi ý hay cho bạn:
- Về mặt mỹ, thuật tiện cho các thiết kế: tên có thể nằm hẳn một phía trên hoặc một phía dưới. Ví dụ như: Bitis, Honda, Yamaha, Coca Cola, Amazon, Mercedes, Audi,….
- Tên thương hiệu dễ nhớ hơn là tên có chứa các nguyên âm o, a, i, e.
- Số kí tự thông thường: 4-8 kí tự được gọi là những kí tự vàng. Tuy nhiên những domain này có thể đã bị mua gần hết. Vì thế ý tưởng nghĩ ra một tên viết sai chính tả hoặc lấy những chữ cái của một câu nhưng vẫn đọc được là ý kiến không tồi.
4. Tránh những liên tưởng tiêu cực về mặt âm, nghĩa
Có thể trong lúc đặt tên bạn có những liên tưởng tích cực. Tuy nhiên sau một thời phát hiện tích cực về tên tiếng ấy bằng tiếng khác chẵng hạn. Để tránh những trường hợp dỡ khóc dỡ cười đó, bạn nên kiểm tra kỹ trước khi quyết định.
5. Thể hiện ngành nghề hoặc sản phẩm
Mặc dù không phải trường hợp nào tên thương hiệu cũng cần thể hiện ngành nghề và sản phẩm bán hàng, tuy nhiên với những thương hiệu nhỏ, mới, chưa được nhận biết rộng rãi, việc thể hiện ngành nghề hoặc sản phẩm trong tên thương hiệu sẽ mang lại hiệu quả tuyệt vời trong việc rút ngắn thời gian và tối ưu chi phí truyền thông.
Khách hàng sẽ dễ nhận thấy các yếu tố thể hiện ngành nghề trong tên các thương hiệu giáo dục bằng cách sử dụng tiếp tố “edu” như Eduzone, Hope Education…; hay bất động sản thường gắn với “land” như Capitaland, Nova Land…; đồ dùng cho mẹ và bé như Kids Plaza, shoptretho…; ngành sữa có Vinamilk, TH True milk, Vinasoy…
6. Thể hiện sự khác biệt
Đẳng sau, mỗi cái tên là một câu chuyện. Hãy thể hiện nó ra và kể cho khách hàng nghe bằng cách của bạn. Không nên đặt tên giống hoặc na ná tên của đối thủ, cũng không nên sử dụng những thành tố mà đối thủ đã sử dụng.
7. Phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu
Hãy là khách hàng của bạn và bạn sẽ muốn mua món đồ đó với cái tên như thế nào ? Sẽ không thể bán hàng online cho những bạn sính ngoại với những cái tên phổ thông được. Hoặc dân văn phòng với tên chứa ngôn ngữ teen.
Một số gợi ý dành cho bạn, với phân khúc bình dân thì tên cần hướng tới sự đơn giản, dễ nhớ nhất có thể để khách hàng phổ thông, người lao động, nông thôn hay thành thị đều có thể đọc được. Ngược lại nếu thương hiệu của bạn định vị ở phân khúc cao cấp, hoặc một số ngành đặc thù như trang sức, thời trang cao cấp… thì tên cả âm cả chữ cần tạo được cảm giác sang trọng và cao cấp.
Ở trên là những quy tắc bạn cần lướt qua để có được một cái tên hoàn hảo cho thương hiệu của mình. Còn khi tiến hành thì bạn nên làm sao ?
Tất cả đều có quy trình nhé. Và quy trình đặt tên cho một thương hiệu chúng ta có 5 bước sau đây. Mỗi bước là những bí mật không phải ai cũng biết.
Bước 1: Phân tích sự cạnh tranh của ngành hàng
Trả lời những câu hỏi sau đây chính là chìa khóa.
- Đặc trưng chính của ngành là gì ?
- Lợi thế cạnh tranh của bạn và đối thủ?
- Cách đặt tên và loại đặt tên nào đang sử dụng trong ngành ?
- Đối thủ sử dụng tiếng Anh hay tiếng gì ?
- Thông điệp được đối thủ truyền tải đến khách hàng là gì ?
- Đối thủ mô tả thương hiệu và tầm nhìn như thế nào ?
Tất cả những câu hỏi trên giúp bạn làm rõ thách thức cũng như thúc đẩy sự nổi bật trong thương hiệu của bạn.
Bước 2: Định hướng sáng tạo
Từ những câu hỏi trên bạn sẽ có được những định hướng nhất định cho tên thương hiệu của mình phù hợp với văn hóa doanh nghiệp, phù hợp với văn hóa dân tộc, và phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng của bạn. Và bộ định hướng này phải đi xuyên suốt với thương hiệu của bạn.
Bước 3: Làm nên cái tên
Ở bước này là phương pháp liệt kê và thanh lọc. Đây chính là đỉnh cao của sự tuyệt vời.
Hãy liên tưởng đến những yếu tố của sản phẩm như thành phần, hương vị, công dụng, phong cách hướng người dùng, cảm giác khi sử dụng, giá trị sản phẩm mang lại,… Mỗi yếu tố liệt kế khoảng 10 từ. Sau đó thanh lọc để có được khoảng 10 danh sách phù lí nhất với bạn. Kham khảo vài người nữa là bạn có ngay kết quả.
Bước 4: Kiểm tra tính khả thi
Sau khi đã có trên tay danh sách vàng những cái tên xem đâu là cái có duyên với mình. Đây là bước bạn kiểm tra có thể đăng kí bảo hộ thương hiệu không. Và mua tên miền cho tên thương hiệu ấy.
Bước 5: Kiểm tra tính ứng dụng thực tế
Đây là bước triển khai cho designer về logo, slogan, tagline xem phương án nào là tốt nhất và có trục trặc gì không.
Cuối cùng, có một điều mà bất cứ thương hiệu nào cũng phải nhớ “Tên dù có kiệt xuất đến mấy cũng không thể cứu vãn cho một sản phẩm tồi. Sản phẩm có trước thương hiệu có sau, vì vậy muốn có một thương hiệu mạnh, cần có tên thương hiệu dễ nhớ và khác biệt dựa trên nền tảng là sản phẩm tốt”. Sau đó, các bạn cần xây dựng kế hoạch kinh doanh sao cho phù hợp. Xem thêm 6 bước lập kế hoạch marketing bán hàng tuyệt hảo và Kế hoạch để tối ưu bán hàng trên mạng xã hội
Nguồn: ezweb.vn