Dịch vụ bưu chính là dịch vụ chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi bằng các phương thức từ địa điểm của người gửi đến địa điểm của người nhận qua mạng bưu chính, trừ phương thức điện tử. Cùng tìm về dịch vụ bưu chính qua bài viết dưới đây nhé.
Dịch vụ bưu chính là gì?
Dịch vụ chuyển phát nhanh (EMS):
Thế nào là giấy phép bưu chính
Dịch vụ bưu chính ngay cả khi chúng ta đang ở trong thời kì công nghệ 4.0 nổi trội với nhiều tiện ích thì các ngành dịch vụ bưu chính vẫn đang hết sức phát triển. Tổ chức, cá nhân đầu tư được phép kinh doanh dịch vụ bưu chính khi đáp ứng các điều kiện luật định.
Một trong những điều kiện đầu tiên phải nói đến là các tổ chức, cá nhân phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép bưu chính.
Giấy phép dịch vụ bưu chính (GPBC)
Là giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính cấp cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thư có địa chỉ nhận có khối lượng đơn chiếc đến 02 kilôgam (kg) khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bưu chính.
>>>Xem thêm: Giao lưu ace bức tượng chúa sơn lầm với vóc dáng
Nội dung và thời hạn của GPBC
GPBC được cấp cho cá nhân, tổ chức với thời hạn không quá 10 năm với các nội dung chính được quy định tại Điều 22 Luật bưu chính 2010:
– Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp được cấp GPBC;
– Loại hình dịch vụ bưu chính cung ứng;
– Phạm vi cung ứng dịch vụ bưu chính;
– Tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ bưu chính cung ứng;
– Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được cấp GPBC;
– Thời hạn của GPBC.
Sử dụng giấy phép bưu chính
Dịch vụ bưu chính tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ bưu chính sau khi đã được cấp giấy phép tiến hành các hoạt động kinh doanh. Trong quá trình sử dụng, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm:
– Hoạt động bưu chính theo đúng nội dung quy định trong GPBC.
– Không sửa chữa, tẩy xóa nội dung ghi trong GPBC.
– Không cho mượn, cho thuê, cầm cố.
– Không mua bán, chuyển nhượng, trừ trường hợp gắn với việc chuyển nhượng toàn bộ doanh nghiệp do mua bán hoặc sáp nhập doanh nghiệp.
– Nộp trả GPBC cho cơ quan có thẩm quyền về bưu chính khi có quyết định thu hồi.
Trường hợp không phải xin cấp GPBC
Không phải bất cứ khi nào mà tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ bưu chính đều phải xin cấp giấy phép bưu chính. Tai Điều 26 Luật bưu chính 2010 có quy định 03 trường hợp không phải xin cấp giấy phép bưu chính. Đó là:
– Cá nhân nhận, vận chuyển và phát thư, gói, kiện hàng hoá trên cơ sở tự thoả thuận với người gửi mà không lấy tiền công với số lượng bưu gửi tối đa theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính.
– Tổ chức nhận, vận chuyển và phát thư, gói, kiện hàng hoá trong nội bộ hoặc cho khách hàng của mình mà không lấy tiền công.
– Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, quốc phòng, an ninh được thiết lập để cung cấp dịch vụ bưu chính phục vụ các cơ quan này, hoạt động không vì mục đích kinh doanh.
Thu hồi giấy phép bưu chính
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp GPBC thu hồi giấy phép bưu chính nếu doanh nghiệp được cấp giấy phép có một trong những hành vi quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật bưu chính 2010:
– Hoạt động chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội;
– Cung cấp thông tin giả mạo hoặc cố ý gian dối để được cấp giấy phép;
– Không còn đủ các điều kiện để được cấp giấy phép;
– Cung ứng dịch vụ bưu chính không đúng với nội dung được ghi trong giấy phép, gây hậu quả nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
– Sau 01 năm kể từ ngày được cấp giấy chưa triển khai cung ứng dịch vụ bưu chính được ghi trong giấy;
– Cho thuê, cho mượn giấy phép; chuyển nhượng giấy phép trái pháp luật.
Bài viết trên đã cho các bạn biết về Dịch vụ bưu chính. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.
>>Xem thêm: ? ? ✈️✈️ Trải nghiệm ngay tour du lịch Trung Quốc
Lộc Đạt-tổng hợp
Tham khảo ( vista, thuvienphapluat, … )