Hướng dẫn ủ phân hữu cơ bằng chế phẩm sinh học
Ủ phân hữu cơ là một trong những phương pháp hiệu quả giúp cải thiện năng suất cây trồng, tiết kiệm chi phí và cải tạo đất.
Có rất nhiều phương pháp ủ phân hữu cơ khác nhau tuy nhiên sử dụng chế phẩm sinh học làm tác nhân phân huỷ vật chất hữu cơ, đem đến hiệu quả và chất lượng cao hơn.
Chế phẩm sinh học EMINA ủ phân hữu cơ là một trong những dòng chế phẩm hữu hiệu có thể ủ đươc nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu những công thức ủ phân qua bài viết dưới đây.
Quy trình ủ phân hữu cơ từ cá
Đạm cá – Phân bón cá (Fish Fertilizer) là phân được sản xuất từ nguồn nguyên liệu cá tươi (fresh fish). Đây là loại phân bón chứa khá nhiều axit amin, vitamin, khoáng chất có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Sử dụng chế phẩm sinh học EMINA tự sản xuất phân bón cá phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng, giảm mùi hôi thối, ít tốn thời gian.
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho một phuy ủ 200 lít gồm:
Cá tươi: 60 kg
Mật rỉ đường: 15 lít
Chế phẩm sinh học Emina: 15 lít
Đậu nành đã nghiền thành bột: 30-35 kg
Các loại trái cây như chuối, dứa, đu đủ chín: 20-30 kg
Cách thực hiện:
Bước 1: Đem cá nấu chín với rỉ mật đường để nguội rồi đổ vào phuy
Bước 2: Cho đậu nành, hoa quả vào khuấy đều
Bước 3: Đổ Emina và nước cách miệng quy 30cm, khuấy kỹ
Bước 4: Kiểm tra bồn ủ khoảng 2 ngày/lần và tiến hành bổ sung hoa quả khác vào sau
Thành quả và cách sử dụng
Bồn ủ có mùi chua nhẹ, thơm là đạt yêu cầu. Sau 30 ngày, bà con khuấy đều để lắng cặn và lấy ra để sử dụng.
Phân lỏng hoà với nước theo tỷ lệ 1:200 để tưới hoặc phun cho cây trồng
Chú ý: Phân Cá là một loại phân rất giàu đạm. Nếu dùng dư đạm quá cũng không tốt, cây sẽ đề kháng yếu đi thấy rõ, và quá trình phân hóa mầm hoa càng trở nên khó khăn hơn, khuyến cáo nhà nông chỉ sử dụng trong một năm khoảng 4 – 5 lần. Trời mưa dầm dùng nhiều đạm thì cây đề kháng yếu rất nguy hiểm.
Quy trình ủ phân hữu cơ từ đậu nành
Phân bón đậu nành được mệnh danh là siêu phân bón cho hoa hồng, hoa lan, rau, cây ăn quả bởi trong đậu nành có chứa hàm lượng lớn protein, khoáng chất, đa – trung – vi lượng … Đây chính là nguồn thức ăn cây trồng cần sử dụng để sinh trưởng và phát triển mạnh.
Tuy nhiên, nếu bón đậu nành trực tiếp vào đất, không những cây hấp thu dinh dưỡng rất thấp mà còn dẫn dụ nhiều mầm bệnh đến gây hại cho cây trồng. Để có được một phuy ủ đậu nành chất lượng hãy cùng tìm hiểu cách ủ qua công thức dưới đây:
Mục đích
Tạo ra dòng phân bón hữu cơ dạng bột
Sử dụng để cải tạo đất, bón vào gốc cho cây trồng
Cải cải tạo đất, tăng độ mùn, đất tơi xốp, giúp cây trồng hấp thu dưỡng chất qua rễ!
Ưu điểm
Dễ làm, dễ thực hiện
Chất lượng như phân hữu cơ cao cấp
Nguyên liệu cần chuẩn bị
10 lít chế phẩm EMINA
30-35kg đậu nành
15 lít rỉ mật/ đường
2 buồng chuối chín
Thùng/ xô ủ có nắp đậy
Nước sạch.
Cách thực hiện
Bước 1: Cho rỉ mật với nước vào phuy ủ khuấy đều
Bước 2: Cho 1 can 5 lít chế phẩm sinh học EMINA vào phuy sau đó cho đậu nành đã xay vào khuấy đều và đậy nắp. Mỗi ngày mở nắp đảo đều.
Bước 3: Sau 1 tuần thì cho vào thùng phuy đang ủ 2 buồng chuối chín (có thể thay bằng đu đủ, dứa hoặc các loại trái cây chín khác đều được), nhớ bóp nát chuối. Nếu phuy ủ đặc thì pha thêm rỉ mật với nước ở ngoài rồi bổ sung thêm vào thùng ủ.
Bước 4: Cuối cùng bổ sung thêm 1 can 5 lít chế phẩm sinh học EMINA vào phuy, vài ngày đảo 1 lần, sau 1 tháng có thể đem ra sử dụng.
Cách sử dụng
Dịch đậu nành hoà với nước theo tỷ lệ 1:200 để tưới hoặc phun cho cây trồng.
Lưu ý:
Sử dụng dịch đạm tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát
Không sử dụng chung với các sản phẩm có nguồn gốc hoá học khác, thuốc BVTV, thuốc trừ sâu.
Quy trình ủ phân bón hữu cơ từ rác thải nhà bếp
Mỗi ngày, chúng ta sinh hoạt đều để lại một lượng nhất định những rác thải nhà bếp qua việc chế biến thức ăn, thức ăn thừa,… Vì vậy, có thể tận dụng những nguyên liệu này để tạo thành một loại phân hữu cơ cực kỳ tốt cho cây trồng, giúp cây tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện độ nảy mầm và tăng tỷ lệ sai quả. Bên cạnh đó còn giúp giảm thiểu rác thải ra môi trường.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Rác thải nhà bếp: cơm, rau, vỏ trứng, vỏ hoa quả, nước vo gạo,…
Nước sạch
Thùng ủ
Chế phẩm sinh học EMINA
Cách thực hiện
Bước 1: Hoà chế phẩm EMINA với nước theo tỉ lệ 1:50
Bước 2: Đổ rác thải vào xô, cứ 1 lớp rác xịt 1 lớp chế phẩm sinh học. Nén chặt nguyên liệu mỗi lớp.
Bước 3: Đậy kín và có thể đem ra sử dụng sau 2 tuần.
Cách sử dụng
Phân lỏng hoà với nước theo tỷ lệ 1:50 để tưới hoặc phun cho cây trồng. Nguyên liệu sau khỉ ủ có thể vùi vào đất làm phân bón cho cây.
Quy trình ủ phân hữu cơ từ phân chuồng
Lợi ích của việc ủ phân
Là biện pháp cần thiết trước khi đem phân chuồng ra bón ruộng. Bởi vì trong phân chuồng tươi còn có nhiều hạt cỏ dại, nhiều kén nhộng côn trùng, nhiều bảo tử, ngủ nghỉ của nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn và tuyến trùng gây bệnh.
Ủ phân vừa có tác dụng sử dụng nhiệt độ tương đối cao để tiêu diệt hạt cỏ dại và mầm mống côn trùng, bệnh cây vừa thúc đẩy quá trình phân huỷ chất hữu cơ, đẩy nhanh quá trình khoáng hoá để khi bón vào đất phân hữu cơ có thể nhanh chóng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
Mặt khác, ủ phân có bổ sung vi sinh vật có lợi chúng sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi các chất khó tiêu thành các chất dễ tiêu cho cây hấp thụ nhanh và hiệu quả.
Đồng thời các vi sinh vật có lợi cũng tiết ra các enzyme kìm hãm sự phát triển của mầm bệnh, làm giảm nguy cơ dịch bệnh lây lan qua phân bón. Ủ phân làm cho trọng lượng phân chuồng có thể giảm xuống, nhưng chất lượng phân chuồng tăng lên.
Sản phẩm cuối cùng của quá trình ủ phân gồm có mùn, một phần chất hữu cơ chưa phân huỷ, muối khoáng, các sản phẩm trung gian của quá trình phân huỷ, một số enzyme, chất kích thích và nhiều loài vi sinh vật hoại sinh.
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ở nước ta với ẩm độ cao, nắng nhiều, nhiệt độ tương đối cao, quá trình phân huỷ các chất hữu cơ diễn ra tương đối nhanh… Sử dụng phân chuồng bán phân giải là tốt nhất, bởi vì ủ lâu phân ủ sẽ mất nhiều đạm.
Chất lượng và khối lượng phân ủ thay đổi nhiều tuỳ thuộc vào thời gian và phương pháp ủ phân. Vì nó ảnh hưởng đến thành phần và hoạt động của tập đoàn vi sinh vật phân huỷ và chuyển hoá chất hữu cơ thành mùn, qua đó mà ảnh hưởng đến chất lượng và khối lượng phân ủ.
Cách ủ phân như sau:
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Chế phẩm sinh học EMINA: 1 lít
Phân chuồng (phân heo, phân bò, phân gà,…): 500kg
Thân cây ngô, rau, cỏ trấu, vỏ cà phê…: 500kg
Nước sạch
Cách thực hiện
Bước 1: Băm hoặc sử dụng máy cắt nguyên liệu tươi (cành, lá, rau tươi) thành những đoạn ngắn khoảng 5-10 cm
Bước 2: Đảo đều chất độn (rau, cỏ, trấu…) và phân chuồng
Bước 3: Pha loãng chế phẩm EMINA, cứ 1 lít chế phẩm thì pha với 50 lít nước sạch.
Bước 4: Chất phân đã trộn với chất độn đã thành đống, cứ 1 lớp phân 20cm lại tưới 1 lượt dung dịch chế phẩm, tiếp tục như thế đến khi đống ủ cao tầm 1 m.
Bước 5: Dùng bạt phủ lên đống ủ để tạo nhiệt độ bên trong đống ủ, giúp tiêu diệt mầm bệnh và đẩy nhanh quá trình phân huỷ, đồng thời tránh mưa rửa trôi chất dinh dưỡng. Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ bên trong bằng tay, nếu nóng quá thì tưới thêm nước.
Bước 6: Định kỳ 10 ngày dùng xẻng đào đống ủ 1 lần để không khí lưu thông vào bên trong.
Cách dùng
Sau 45 ngày, thành phẩm phân tơi xốp, màu nâu là đã có thể dùng để bón cho cây trồng
Quy trình ủ phân hữu cơ từ vỏ cà phê
Với hàm lượng hữu cơ trên 30%, vỏ cà phê là một vườn nguyên liệu quý và có sẵn để sản xuất hữu cơ vi sinh giúp cải tạo độ phì nhiêu cho đất. Ngoài hữu cơ, NPK trong vỏ cà phê khá cao (N: 1.95 -2.35%, P2O5: 0.27 – 0.38%, K2O: 1.952 – 2.22%), đó là nguồn nguyên liệu quý để sản xuất phân hữu cơ chất lượng tốt bón cho cây trồng.
Do hàm lượng hữu cơ trên 30%, nếu vỏ cà phê đem bón mà không được ủ hoai mục thì làm cho cây trồng dễ bị nấm bệnh tấn công, chất lượng đường trong vỏ cà phê cũng là môi trường thuận lợi và thức ăn cho các loài nấm hại phát triển mạnh.
Vì vậy, việc cần thiết là phải ủ hoai vỏ cà phê trước khi tiến hành cho cho cây.
Nguyên liệu gồm có:
Vỏ cà phê sau khi chế biến: 1 tấn
Chế phẩm sinh học EMINA: 1 lít
Rỉ mật hoặc đường: 1 lít
Nước sạch
Cách thực hiện:
Bước 1: Pha 1 lít chế phẩm vi sinh EMINA với 100 lít nước và 1 lít rỉ mật
Bước 2: Trải đều 1 lớp vỏ cà phê dày 20-25 cm, rộng 2m-2.5m. Vãi 1 lớp phân chuồng đều lên trên (nếu có).
Bước 3: Phun 1 lóp chế phẩm vi sinh EMINA sau pha lên bề mặt nguyên liêu.
Bước 4: Tiến hành lần lượt cho đến khi hết nguyên liệu và được đống ủ cao tối thiểu 1.2-1.5m, rộng 2-2.5m
Bước 5: Đảo trộn đống nguyên liệu đạt độ ẩm 50%, sau đó đậy đống ủ bằng bạt để giữ nhiệt, độ ẩm và hạn chế nước nếu mưa.
Bước 6: Kiểm tra đống ủ sau 15 ngày, thấy xuất hiện sợi nấm men trắng bám trên bề mặt nguyên liệu và nhiệt độ đống ủ đạt 60-80°C thì đảo trộn và ủ tiếp trong vòng 15-20 ngày.
Bước 7: Sau 30-35 ngày kiểm tra phân thấy có màu nâu đen thì tiến hành đảo trộn và trải mỏng đống ủ để giảm nhiệt.
Có thể bổ sung thêm lượng phân khoáng 30kg đạm, 30kg lân và 30 kg kali trước khi đưa vào bao để bảo quản và sử dụng.
Phân thành phẩm tơi xốp, màu nâu đen, dùng để bón lót hoặc bón thúc cho hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp.
Trên đây là những công thức ủ phân hữu cơ bằng chế phẩm sinh học EMINA, hy vọng sẽ giúp nhà nông có thể ủ phân một cách hiệu quả, thay thế phân bón hoá học cho cây trồng