Lốp xe nâng là phụ kiện cần thiết để xe nâng hoạt động tốt nhất trong bất kỳ địa hình nào và di chuyển hàng hóa đến nơi cần thiết. Hiện nay có hai loại lốp xe nâng chính là lốp xe đặc và lốp xe hơi, vậy hai loại lốp này khác nhau như thế nào? Khi nào nên thay thế lốp xe nâng? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!
Cấu tạo và đặc điểm của lốp hơi xe nâng
Cấu tạo lốp hơi xe nâng
Lốp hơi được sử dụng cho các loại xe nâng chuyên di chuyển trong các kho bãi, xe có hoạt động di chuyển nhiều nên lốp được thiết kế qua nhiều lớp để tạo độ bền vững và chắc chắn. Cấu tạo của lốp như sau:
Gai lốp
Gai lốp hay còn được gọi là vân lốp, là những đường rãnh đan xen trên lốp xe để tạo được độ ma sát, bám đường tốt và giúp xe dễ di chuyển trên các đoạn đường dốc hay trên các cầu dẫn. Khi xe nâng di chuyển trên các cầu dẫn container, lốp xe cần có gai lốp sâu, lốp phải còn mới để đảm bảo an toàn.
Lớp bố đỉnh
Đây là lớp làm đế cho gai lốp, làm giảm khả năng tiêu thụ xăng của xe nâng. Lớp bố đỉnh cung cấp độ cứng ly tâm cho bánh xe, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận hành xe được thoải mái, ăn toàn.
Lớp bố chính
Lớp bố chính là lớp chắc chắn nhất trong lốp xe, có tác dụng giảm thiểu những tác động từ bên ngoài như đinh, đá, mảnh vỡ,… Lớp bố chính được dệt từ những sợi cáp lồng trong các lớp cao su nên khả năng bảo vệ lốp vượt trội.
Lớp lót cao su
Là bộ phận ngăn cản sự thất thoát khí từ bên trong lốp xe cũng như sự xâm nhập của nhiều tác nhân bên ngoài. Đồng thời lớp lót này cũng có khả năng ngăn nước, không cho các tác nhân bên ngoài tiếp xúc với xăm xe bên trong.
Hông lốp
Hông lốp là bộ phận cao su có khả năng co giãn khi tải trọng xe lớn và giảm thiểu sự sốc hàng hóa khi di chuyển trên các địa hình gồ ghề. Bạn cũng có thể tìm đọc những thông tin về lốp xe tại đây.
Tanh lốp
Là bộ phận kẹp giữa lốp với lazang xe nâng. Lazang xe nâng là bộ phận mâm xe nâng. Khi xe có tải trọng càng lớn thì mâm xe càng to.
Đặc điểm của lốp hơi
Lốp hơi có hiệu suất cùng tính linh hoạt cao. Đặc biệt nhất chính là lực ma sát hay khả năng bám đường của lốp. Lốp sở hữu độ an toàn cao, người vận hành xe cũng hạn chế tình trạng sốc nảy khi di chuyển qua các địa hình gồ ghề.
Thời gian sử dụng của lốp hơi thường dao động từ 1 đến 1,5 năm, sau đó cần được thay mới để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, khi sử dụng cần được kiểm tra và bơm hơi định kỳ sau khoảng thời gian sử dụng. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu cho lốp hơi không quá cao.
Cấu tạo và đặc điểm của vỏ xe nâng đặc
Cấu tạo của lốp xe nâng đặc
Lốp đặc cũng có hình dáng, kích thước và cấu tạo gồm nhiều lốp tương tự như lốp hơi
Mặt lốp
Đây là lớp mặt ngoài cùng, được làm từ cao su với những rãnh xẻ có khối hình và kích thước bằng nhau. Lớp này sẽ trực tiếp tiếp xúc với mặt đường, gia tăng độ bám và hạn chế cao nhất sự hao mòn tự nhiên.
Nếu so sánh với lốp hơi thì đây được ví như lớp gai lốp của lốp đặc.
Lớp đệm trung tâm
Đây là lớp tiếp xúc với mặt lốp và lớp trong, có khả năng gia tăng sự kết nối giữa hai lớp này. Lớp đệm tương đối cứng và kích thước bánh xe to hay nhỏ còn tùy thuộc vào lớp đệm.
Lớp cao su cứng phía trong
Do phải tiếp xúc trực tiếp với lazang xe nên lớp này thường rất cứng. Độ cứng lớp cao su rất cao để cố định lốp xe và không bị xoay vòng.
Tanh lốp
Tanh lốp được lồng bên trong lớp cao su phía trong, nhằm mục đích cố định chắc chắn vị trí của lốp xe.
Đặc điểm lốp đặc xe nâng
Lốp đặc hoàn toàn được làm từ cao su nguyên chất và sở hữu độ cứng tương đối ấn tượng. Với khả năng chống tác động của dị vật, ngăn đâm thủng, ít mài mòn và khả năng chịu nhiệt tốt. Bề mặt lốp đặc có khả năng thoát nước rất tốt, hạn chế tốt nhất sự bám dính của bùn và giúp xe di chuyển dễ dàng ở những địa hình dốc.
Bởi độ bám đường cao và hao mòn nhỏ nên lốp đặc thường ít sinh nhiệt, giúp cho thời gian bảo dưỡng cũng như thay thế dài hơn so với lốp hơi.
Lốp đặc được lắp ráp đơn giản và nhanh chóng, loại lốp này cũng được sử dụng khá phổ biến nhưng mức chi phí bỏ ra ban đầu tương đối lớn, việc sửa chữa và thay thế cũng khó khăn hơn so với loại lốp khác.
Khi nào nên thay thế lốp xe nâng hàng?
Khi nào nên thay thế lốp xe nâng hàng?
Lốp bị hao mòn, chỉ dày 1.6mm.
Thành lốp có 2 hình tam giác, khi lốp mòn đến hình tam giác bên ngoài thì cần thay lốp mới. Nếu lốp bị mòn đến hình tam giác thứ 2 thì bạn cần phải thay ngay để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
Gai lốp mòn đến vạch chỉ thị độ mòn.
Tùy theo tính chất, môi trường cũng như mục đích sử dụng thì sẽ thực hiện việc thay thế lốp theo từng thời điểm khác nhau.
Kết luận
Trên đây là những thông tin giúp bạn nhận biết lốp đặc và lốp hơi xe nâng trong quá trình sử dụng. Đồng thời tìm hiểu xem khi nào nên thay thế lốp xe để đảm bảo được an toàn khi sử dụng. Nếu cần thêm thông tin về sản phẩm, hãy để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ ngay cho hotline để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!