Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội – TP Hồ Chí Minh là một trong những dự án chiến lược của Đường sắt Việt Nam. Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt và cho phép chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Tư vấn, Đầu tư và xây dựng Giao thông vận tải lập báo cáo đầu tư và lựa chọn tư vấn.
Nếu được Quốc Hội thông qua, tiến hành thực thi dự án thì tuyến đường sắt Hà Nội – TP Hồ Chí Minh sẽ được khởi động xây dựng 2 đoạn tuyến đầu tiên Hà Nội-Vinh và thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)-Nha Trang và đưa vào khai thác năm 2032 với tốc độ 200km/h; các đoạn còn lại của dự án sẽ được tiếp tục xây dựng từ năm 2035 và khai thác toàn tuyến với tốc độ 350km/h bắt đầu từ năm 2040 đến năm 2045.
Được biết, tuyến đường sắt này có tổng chiều dài 1.559km, chạy qua 20 địa phương, nối Hà Nội và TP.HCM với tốc độ khai thác lên tới 320km/h và dự trù chi phí khai thác xây dựng lên tới 1.344.459 tỷ đồng (58,71 tỷ USD).
Và theo nghiên cứu tiền khả thi, các đoàn tàu đường sắt tốc độ cao sẽ hoạt động từ 6h-24h hàng ngày, dừng tại mỗi ga 2 phút. Thời gian đi từ Ngọc Hồi (Hà Nội) – Vinh chỉ mất 1 giờ 20 phút nếu dừng tại tất cả các ga, Ngọc Hồi – Đà Nẵng (2 giờ 26 phút, chỉ dừng ở một số ga) và 3 giờ 13 phút (dừng ở tất cả các ga), Ngọc Hồi – Nha Trang (5 giờ 21 phút, dừng ở tất cả các ga), Ngọc Hồi – TP HCM (5 giờ 20 phút, chỉ dừng một số ga) và 6 giờ 55 phút (dừng ở tất cả ga), Thủ Thiêm – Đà Nẵng 2 giờ 56 phút (dừng một số ga)”.
Sau khi hoàn thành, ước tính với tốc độ 320km/giờ, thời gian chạy tàu từ Hà Nội đến TPHCM hết 5 giờ 17 phút (tàu dừng ít ga) và 6 giờ 50 phút (tàu dừng nhiều ga).
Hiện tại, Hội đồng Thẩm định nhà nước sẽ tổ chức thẩm định dự án từ tháng 12 đến tháng 4-2019. Đến tháng 8-2019, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án sẽ được trình Chính phủ. Sau đó, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua chủ trương đầu tư dự án vào kỳ họp tháng 10-2019.
Tổng hợp